Nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái thả nổi Mô_hình_Mundell-Fleming

Chính sách tài chính(Chính sách tài khóa)

Ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng trong ngắn hạn,tỷ giá hối đoái thả nổi

Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài chính mở rộng (tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế). Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước (đường IS dịch chuyển sang phải trong khi đường LM đứng yên), dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệ lớn). Đồng nội tệ lên giá làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Trong dài hạn, sự gia tăng của tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu ròng, là nguyên nhân làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ. Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng mở rộng ban đầu của chính sách tài chính và đưa lãi suất trong nước về mức lãi suất thế giới.

Do vậy: trong ngắn hạn, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tài chính hoàn toàn không có hiệu lực trong việc điều tiết tổng cầu của nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái thả nổi

Để tăng sản lượng Y thì chính phủ tăng cung tiền làm lãi suất trong nước tạm thời giảm xuống so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra nước ngoài. Chính sách tiền tệ mở rộng làm đường LM dịch chuyển sang phải, còn đường IS thì đứng yên. Nhà đầu tư trong nước tìm cách chuyển từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ, làm giá của đồng nội tệ giảm. Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái giảm làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu. Việc chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ diễn ra cho đến khi tỷ giá hối đoái giảm đủ để lãi suất trong nước tăng ngang bằng với lãi suất nước ngoài.

Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tiền tệ là có hiệu quả.

Chính sách thương mại

Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại tới đường xuất khẩu ròng(NX) trong ngắn hạn

.

Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại với tỷ giá hối đoái thả nổi,trong ngắn hạn

Chính phủ dùng biện pháp hạn chế thương mại: Chính phủ cắt giảm nhu cầu về hàng nhập khẩu bằng cách đặt ra hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế quan. Xuất khẩu ròng bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, giảm nhập khẩu sẽ làm cho tăng tỷ giá hối đoái và tăng xuất khẩu ròng, đường xuất khẩu ròng dịch chuyển sang phải. Đường xuất khẩu ròng (NX) dịch chuyển sang phải làm cho đường IS dịch chuyển sang phải.

Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi thì biện pháp hạn chế thương mại chỉ làm tăng tỷ giá hối đoái mà không tác động đến sản lượng Y.